(Dân Việt) Chỉ với hệ thống cầu kéo sử dụng ròng rọc, những chiếc thuyển nặng đến vài tấn dễ dàng đi qua những con đập lớn một cách dễ dàng.
Với hệ thống sông ngòi, kênh rạch chằng chịt, đời sống người dân Cà Mau bao đời gắn liền với văn hóa sông nước. Các phương tiện di chuyển, vận chuyển bằng đường thủy vẫn còn tồn tại khá nhiều. Từ đó, người dân đã sáng chế ra các hệ thống cầu kéo, giúp các phương tiện này dễ dàng đi qua các con đập, cống.
Clip: Những chiếc thuyển, vỏ lãi "bay" qua con đập nhờ hệ thống cầu kéo "thần thánh".
Theo người dân địa phương, không ai biết rõ cầu kéo có từ bao giờ, chỉ biết rằng mấy chục năn nay, cầu kéo là một sáng tạo của người dân nhằm khắc phục khó khăn khi đi qua các con đập, cống. Ban đầu, những chiếc cầu kéo sử dụng hệ thống ròng rọc để kéo phương tiện, sau đó dần sử dụng máy móc thay thế sức người.
Những chiếc thuyền nặng đến vài tấn vẫn được vận chuyển qua đập một cách dễ dàng. Ảnh: Chúc Ly.
Những ngày cuối tháng 9, chúng tôi tìm đến gia đình ông Huỳnh Nguyễn Huỳnh Hoàng (ngụ khóm 9, thị trấn Trần Văn Thời, huyện Trần Văn Thời (Cà Mau), nơi đang quản lý cống ngăn mặn Rạch Ráng.
Ông Hoàng cho biết: “Tôi làm cầu kéo tại cống Rạch Ráng được khoảng 3 năm. Mỗi ngày, lượng khách qua đập khoảng vài chục phương tiện, đem về nguồn thu nhập từ 200.000-250.000 đồng/ngày. Lượng phương tiện qua cầu kéo nhiều hay ít phụ thuộc vào việc cống đóng hoặc mở. Khi cống Rạch Ráng đóng, lượng phương tiện di chuyển qua cầu kéo sẽ nhiều và ngược lại”.
Các phương tiện trả tiền khi đi qua đập. Ảnh: Chúc Ly.
“Trước đó, có người sử dụng máy dầu nhưng phải quay tay để kéo phương tiện, tuy nhiên phải tốn nhiều sức. Sau đó, tôi sử dụng mô điện để giảm bớt sức người và hoạt động cho đến nay. Khi máy hoạt động làm cho con lăn hoạt động và kéo xuồng qua đập” - anh Hoàng cho hay.
Tag: cầu kéo, bệ kéo, cầu kéo qua đập, cầu kéo ở cà mau, cà mau
Đăng nhận xét