1. Bệnh tim mạch
Nho làm tăng lượng oxit nitric trong máu, giúp ngăn chặn việc hình thành cục máu đông. Vì thế, nho là một cách hiệu quả để làm giảm nguy cơ lên cơn đau tim. Ngoài ra, các chất chống oxy hóa trong nhó có thể ngăn chặn sự oxy hóa gây ra bởi cholesterol xấu LDL – loại cholesterol gây tắc mạch máu và là yếu tố chính dẫn đến nhiều căn bệnh của hệ thống tuần hoàn.
Nho còn chứa rất nhiều flavonoid – chất chống oxy hóa rất mạnh. Hai loại flavonoid chính có trong nho là resveratrol và quercetin. Hai chất này có tác dụng làm giảm các tác động tiêu cực của các gốc tự do và giảm tác dụng của cholesterol LDL lên các động mạch. Chúng còn có thể làm giảm số lượng các mảng bám thành mạch và lọc bỏ các chất độc hại ra khỏi dòng máu.
2. Đau nửa đầu
Nước nho chính là một phương pháp chữa đau nửa đầu rất hiệu quả tại nhà. Bạn nên uống loại nước này vào buổi sáng sớm, mà không nên pha loãng với nước. Tuy nhiên, bạn nên chú ý rằng, uống rượu đỏ được coi là một trong số các nguyên nhân dẫn đến chứng đau nửa đầu, trong khi nước nho và chiết xuất từ hạt nho lại được coi là biện pháp giải quyết chứng đau nửa đầu.
Có rất nhiều nguyên nhân gây đau nửa đầu, bao gồm việc mất cân bằng các chất hóa học trong cơ thể, thiếu ngủ, thay đổi thời tiết hoặc thiếu hụt dinh dưỡng. Do vậy,việc chỉ ra chính xác nguyên nhân đau nửa đầu của bạn là rất khó.
Uống rượu cũng được coi là nguyên nhân dẫn đến đau nửa đầu, nhưng nho lại chứa rất nhiều chất chống oxy hóa có thể làm giảm được các triệu chứng của đau nửa đầu.
3. Táo bón
Nho rất có hiệu quả trong việc phòng chống chứng táo bón, do chứa các loại axit hữu cơ, đường và cellulose.
Nho làm giảm táo bón bằng cách tăng cường sức mạnh các cơ ở dạ dày và ruột non.
Nho cũng có chứa rất nhiều chất xơ không hòa tan, có nghĩa là những chất xơ này vẫn còn nguyên vẹn khi đi qua hệ tiêu hóa. Lượng lớn chất xơ này sẽ thúc đẩy sự hình thành và bài tiết phân, do vậy, nho có thể khiến bạn đi đại tiện thường xuyên hơn.
Tuy nhiên, nếu bạn bị tiêu chảy hoặc phân lỏng, thì không nên ăn nho. Chất xơ không hòa tan trong nho không có tác dụng hấp thu nước trong phân và nho thì lại không chứa nhiều chất xơ hòa tan.
4. Khó tiêu
Nho đóng một vai trò quan trọng trong việc giảm chứng khó tiêu. Nho là giảm sức nóng và có thể chữa chứng khó tiêu cũng như làm giảm sự kích ứng ở dạ dày. Nho cũng có thể hỗ trợ điều trị một số vấn đề tiêu hóa khác bởi được coi là một thực phẩm nhẹ, dễ tiêu hóa với đường ruột.
5. Mệt mỏi
Thiếu máu là vấn đề rất nhiều người gặp phải và ăn nho có thể giúp duy trì sự cân bằng sắt và các chất khoáng trong cơ thể. Sắt là một chất khoáng rất cần thiết cho nhiều hoạt động của cơ thể. Thiếu sắt có thể khiến bạn trở nên chậm chạp lờ đờ, tâm trí bạn cũng không hoạt động nhanh và hiệu quả.
Tuy nhiên, chỉ có các loại nho màu sáng mới có chứa nhiều sắt, còn nho tối màu có thể không cung cấp đủ lượng sắt mà thậm chí còn có thể làm giảm lượng sắt của bạn. Uống nước nho có thể cung cấp thêm năng lượng cho cơ thể, gần như ngay lập tức.
6. Sỏi thận
Nho có thể làm giảm đáng kể nồng độ axit uric và giúp loại bỏ axit ra khỏi hệ tiết niệu, do vậy, làm giảm áp lực lên thận. Do nho chứa rất nhiều nước, nên sẽ kích thích đi tiểu, giúp loại trừ axit uric còn tích tụ trong cơ thể ra ngoài.
7. Mỡ máu
Nho có chứa một thành phần tên là pterostilbene, có tác dụng làm giảm lượng cholesterol trong máu. Pterostilbene có liên quan chặt chẽ đến resveratrol, chất chống oxy hóa và làm nho có màu đỏ tím. Hai chất này có thể có tác dụng ngăn chặn ung thư và có tác dụng rất lớn lên việc giảm cholesterol máu.
Saponin có trong vỏ nho có thể liên kết với các cholesterol và làm giảm sự hấp thu cholesterol của cơ thể, từ đó làm giảm lượng cholesterol trong máu.
Nho cũng được cho là có khả năng phòng ngừa các chứng liên quan đến suy giảm nhận thức.
8. Thoái hóa điểm vàng
Nho có thể ngăn chặn việc suy giảm thị lực do lão hóa và thoái hóa điểm vàng. Nghiên cứu tiến hành tại Đại học Miami chỉ ra rằng, chế độ ăn nhiều nho có thể hỗ trợ sức khỏe của đôi mắt và làm giảm các bệnh đe dọa thị lực liên quan đến võng mạc.
Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, 3 khẩu phần nho một ngày có thể làm giảm nguy cơ thoái hóa điểm vàng đi khoảng 36%. Cả nho và rượu vang (làm từ nho) có thể làm giảm tình trạng suy giảm thị lực theo thời gian.
9. Hệ miễn dịch
Nho không chỉ chứa nhiều flavonoid và các chất khoáng mà còn chứa rất nhiều vitamin. Nho có chứa lượng lớn vitamin C, K, và A, giúp tăng cường sức khỏe của nhiều hệ cơ quan trong cơ thể, đặc biệt là hệ miễn dịch. Điều này có nghĩa là bạn sẽ ít bị ốm, ít bị cảm lạnh cũng như ít gặp phải các vấn đề về sức khỏe hơn.
10. Các thành phần chống ung thư
Nho được chứng minh là có chứa các thành phần chống ung thư, do tác dụng chống viêm của resveratrol, đặc biệt là với ung thư đại trực tràng và ung thư vú. Anthocyanin và pro-anthocyanidin trong nho có tác dụng ức chế sự phát triển của các tác nhân gây ung thư. Không chỉ ngăn ngừa nguy cơ ung thư, non còn làm ức chế sự phát triển và lan rộng của các tế bào ung thư.
Bạn bị bệnh phụ khoa, nam khoa, những căn bệnh khó nói, trẻ có dấu hiệu bệnh hoặc những triệu chứng không rõ nguyên nhân, lo lắng bệnh nặng, dấu hiệu nghi ung thư… Hãy gửi chia sẻ về chuyên mục Sức khỏe tại địa chỉ Suckhoe@khampha.vn. Các câu hỏi của bạn sẽ được các chuyên gia y tế, bác sĩ trả lời để có những cách chữa trị kịp thời nhất. |
Đăng nhận xét