Mang thai tháng thứ 5 có nên quan hệ không?
Khi mang thai, sự an toàn của bé luôn được đặt lên hàng đầu nên nhiều cặp vợ chồng e dè không dám làm "chuyện ấy". Tuy nhiên, các bác sĩ sản khoa cho biết, "chuyện chăn gối" hoàn toàn an toàn đối với các mẹ bầu khỏe mạnh. Đặc biệt, sau ba tháng đầu mệt mỏi vì ốm nghén thì thời điểm tháng thứ 4, thứ 5 là thời điểm vàng để mẹ bầu tận hưởng "chuyện ấy" vì bụng chưa quá to.
Thậm chí, nếu mẹ bầu khỏe mạnh thì quan hệ khi mang thai tháng thứ 5 sẽ mang lại không ít lợi ích đặc biệt như:
- Tăng lưu lượng máu: Khi mang thai, lưu lượng máu tăng lên khiến chị em bầu rất dễ đạt cực khoái và ngược lại khi đạt cựu khoái lại giúp lưu lượng máu tăng lên, rất có lợi cho thai nhi trong bụng mẹ.
- Giảm huyết áp: Huyết áp cao có thể dẫn đến nguy cơ mẹ bầu bị tiền sản giật. Quan hệ tình dục sẽ giúp giảm huyết áp, tốt cho cả mẹ bầu và em bé.
Làm "chuyện ấy" có thể giúp mẹ bầu ngủ ngon hơn. (Ảnh minh họa)
- Giải phóng hormone hạnh phúc: Khi mẹ bầu đạt cực khoái, hormone endorphins (hormone hạnh phúc) sẽ được giải phóng, giúp mẹ và bé hạnh phúc hơn.
- Giảm đau: Làm “chuyện ấy” cũng giúp cơ thể sản xuất hormone tình yêu oxytocin, được cho là có khả năng giúp phụ nữ chịu đau đớn tốt hơn.
- Tăng khả năng miễn dịch: Nồng độ globulin – một kháng thể phòng chống sự xâm nhập của các vi trùng, tăng lên đáng kể ở những người có hoạt động tình dục thường xuyên. Vì vậy nếu mẹ bầu không bỏ quên “sex” thì sức đề kháng cũng tốt hơn.
- Ngủ ngon hơn: Sự thư giãn sau mỗi “cuộc yêu” sẽ là phương thuốc an thần tốt, giúp cái thiện giấc ngủ cho mẹ bầu. Hơn nữa, sự đong đưa cơ thể cũng giúp cho bé trong bụng ngủ ngon giấc hơn.
Như vậy, nếu mẹ bầu đang thắc mắc "Mang thai tháng thứ 5 có nên quan hệ không?" thì câu trả lời là nên nếu bạn cảm thấy cần, không căng thẳng, tâm lý thoải mái khi làm "chuyện ấy".
Những tư thế quan hệ an toàn cho mẹ mang thai tháng thứ 5
Dù quan hệ khi mang thai tháng thứ 5 mang lại nhiều lợi ích nhưng mẹ bầu cần lựa chọn tư thế phù hợp, an toàn. Dưới đây là 4 tư thế "yêu" mẹ có thể tham khảo.
- Tư thế úp thìa: Tư thế úp thìa không gây áp lực lên bụng của bạn nên cả hai có thể hoàn toàn yên tâm về sự an toàn của em bé. Vị trí này cũng làm tăng sự thân mật giữa bạn và anh ấy. Bạn nằm nghiêng, với dáng như chữ “C” và anh ấy nằm phía sau. Sự thâm nhập từ phía sau sẽ giúp cả hai thoải mái và an tâm hơn.
Khi làm chuyện ấy, mẹ bầu cần lựa chọn tư thế phù hợp, an toàn. (Ảnh minh họa)
- Tư thế đối mặt: Vị trí mặt đối mặt này cũng cho phép cả hai thể hiện tình cảm với nhau nhiều hơn, đặc biệt là nó không gây áp lực lên bụng của thai phụ. Bạn và đối phương nằm đối diện nhau, anh ấy có thể nằm thấp hơn một chút so với bạn hoặc là bạn có thể đặt chân lên người anh ấy để cho thoải mái và dễ thực hiện.
- Tư thế nữ trên: Tư thế này có lợi thế về chiều sâu và góc thâm nhập. Tuy nhiên, vị trí này có thể khiến thai phụ cảm thấy mệt mỏi trong vài tháng cuối của thai kỳ. Nhưng khi thực hiện tư thế này, chị em có thể kiểm soát sự xâm nhập của anh ấy và làm chủ được những áp lực tối thiểu trên vùng bụng. Ở tư thế này, chị em có thể dừng lại khi thấy có điều gì bất ổn.
- Tư thế Doggy: Tư thế này có thể không thoải mái bằng các tư thế khác nhưng cũng an toàn cho em bé trong bụng mẹ. Hiểu một cách đơn giản thì tư thế này được thực hiện khi cả hai cùng quỳ và anh ấy quỳ ở phía sau. Nếu thấy mỏi, chị em có thể kê thêm một vài cái gối cho cao để tì vào.
Chuyên mục Bà bầu – nơi cung cấp những thông tin, kiến thức hữu ích về thụ thai, mang bầu, những kinh nghiệm sinh nở cho phụ nữ trước, trong và sau khi có thai. Mời độc giả có những thắc mắc, chia sẻ, tâm sự liên quan đến vấn đề này gửi thư về địa chỉ babau@eva.vn để được chia sẻ, tư vấn từ chuyên gia. |
Đăng nhận xét