Theo PGS.TS.BS Lê Bạch Mai, trẻ sơ sinh bị tiêu chảy rất hiếm nhưng một khi đã bị vô cùng nguy hiểm với sức khỏe của trẻ.
Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi PGS.TS.BS Lê Bạch Mai - Nguyên Phó Viện trưởng Viện Dinh dưỡng Quốc gia. |
PGS.TS.BS Lê Bạch Mai - Nguyên Phó Viện trưởng Viện Dinh dưỡng Quốc gia |
1. Trẻ sơ sinh bị tiêu chảy
Trẻ sơ sinh bị tiêu chảy là vô cùng hiếm vì hiện nay các chuyên gia khuyến cáo nên cho trẻ bú sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu và không cho ăn gì thêm ngoài. Do đó, tỷ lệ tiêu chảy ở trẻ sơ sinh bú mẹ gần như hoàn toàn là không có.
Trẻ sơ sinh bị tiêu chảy chỉ có thể xảy ra ở những trẻ ăn ngoài sữa mẹ, hoặc mẹ và trẻ mắc một số bệnh lý nguy hiểm khác có thể ảnh hưởng tới hệ tiêu hóa, miễn dịch như HIV, đẻ non… tuy nhiên trường hợp trên vẫn rất hiếm.
2. Dấu hiệu trẻ sơ sinh bị tiêu chảy?
Để xác định tiêu chảy ở trẻ sơ sinh không phải dễ bởi vì nếu định nghĩa tiêu chảy ở trẻ lớn, và người lớn là phải đi ngoài từ 3 lần trở lên/ ngày, phân lỏng hoặc trẻ sơ sinh đi ngoài ra nước màu vàng nhiều hơn bình thường thì định nghĩa đó không đúng với trẻ sơ sinh.
Trẻ sơ sinh có thể đi ngoài 5-6 lần, thậm chí 10 lần 1 ngày do vận động ở đường tiêu hóa chưa được như trẻ lớn, người lớn. Vì thế, nếu trẻ sơ sinh đi ngoài 10 lần/ ngày, nhưng vẫn ăn uống bình thường thì không gọi là tiêu chảy.
Cha mẹ nên hiểu rằng, trẻ con không phải là một người lớn thu nhỏ lại, đặc biệt là trẻ sơ sinh vì các cơ quan, bộ phận trong cơ thể trẻ đều nhạy cảm và chưa phát triển hết.
Cũng bởi lẽ đó, cha mẹ hãy để những chẩn đoán liên quan tới trẻ sơ sinh nói chung, và tiêu chảy ở trẻ sơ sinh nói riêng cho các bác sĩ chuyên khoa. Vì nếu đã xác định được đúng tiêu chảy thì đây là những trường hợp rất hiếm, nhưng vì hiếm nên rất nặng.
Trẻ sơ sinh có thể đi ngoài 5-6 lần, thậm chí 10 lần 1 ngày do vận động ở đường tiêu hóa chưa được như trẻ lớn, người lớn (Ảnh minh họa)
Một trong những việc đầu tiên phải làm ngay khi phát hiện trẻ bị đi tiêu chảy là bù nước và điện giải. Nhưng việc bù nước và điện giải ở trẻ sơ sinh lại khác với các trẻ khác là trẻ sơ sinh không được uống oresol toàn phần mà phải uống oresol ít muối hơn vì thận của trẻ sơ sinh thải muối kém hơn của trẻ lớn.
Nếu muốn uống oresol thì phải cho trẻ uống sữa xen kẽ giữa các lần uống oresol để pha loãng oresol. Ngoài ra, không có một loại oresol nào có thể dùng riêng cho trẻ sơ sinh và các chuyên gia cũng không khuyến cáo điều đó.
Nếu truyền dịch, trường hợp này lại càng khó vì cha mẹ phải đưa con tới các bệnh viện lớn, nơi có chuyên khoa nhi sơ sinh, tại đây, các bác sĩ mới đủ chuyên môn để có thể lấy được ven - điều không phải ở đâu cũng làm được.
3. Cách điều trị khi trẻ sơ sinh bị tiêu chảy
- Đầu tiên để tránh mất nước, mẹ cần cho bé bú nhiều hơn để bù vào lượng nước đã mất.
- Vệ sinh tay sạch sẽ trước khi cho bé bú và sau khi thay tã.
Bệnh có diễn biến rất nhanh, gây mất nước trầm trọng nếu không cứu chữa kịp thời sẽ dẫn đến suy thận, suy hô hấp hoặc tử vong. Do đó, ngay khi nhận thấy những triệu chứng nặng mẹ cần đưa trẻ đến bệnh viện càng sớm càng tốt.
Để tránh mất nước, mẹ cần cho bé bú nhiều hơn để bù vào lượng nước đã mất (Ảnh minh họa)
4. Chuyên gia khuyến cáo
Một ngày trẻ sơ sinh có thể đi ngoài vài lần, kết cấu và màu sắc của phân đôi khi cũng khác nhau nên thường khiến mẹ lầm tưởng con gặp vấn đề về tiêu hóa. Nhưng nếu trẻ vẫn bú khỏe, ngủ tốt thì đây là hiện tượng sinh lý bình thường.
Tuy nhiên lại có một số mẹ tự ý điều trị và cho con uống thuốc tiêu hóa, thuốc cam…dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng. Do đó, trong quá trình chăm sóc trẻ sơ sinh cha mẹ cần trang bị cho mình những kiến thức cơ bản về hệ tiêu hóa và các vấn đề thường gặp. Xác định rõ nguyên nhân cũng như biết cách nhận biết các dấu hiệu trẻ sơ sinh bị tiêu chảy sớm sẽ giúp chữa trị và chăm sóc bé đúng cách, giúp bé mau chóng hồi phục.
Vì như đã nói, trường hợp trẻ sơ sinh bị đi ngoài là vô cùng hiếm và khó chẩn đoán. Vì thế các bác sĩ chuyên khoa khuyến cáo các mẹ không nên tự chữa cho con tại nhà mà ngay khi thấy những dấu hiệu bất thường như: Trẻ sơ sinh đi ngoài nhiều lần, bỏ ăn, bỏ bú, quấy khóc… thì nên đưa con tới các bệnh viện có chuyên khoa để được thăm khám và điều trị kịp tránh những trường hợp không mong muốn có thể xảy ra.
Xem thêm video: Cô bé cầu cứu ông nội vì bị bố trêu
Theo PGS.TS. Nguyễn Tiến Dũng, tiêu chảy là bệnh xảy ra quanh năm và mọi người đều có thể mắc nhưng trẻ em là đối tượng dễ bị bệnh hơn.
Theo Bình An (Khám phá)
Đăng nhận xét