Gần đây một cư dân mạng Thái Lan đã gây xôn xao bằng 2 bức ảnh chụp X-quang khiến bất cứ ai cũng phải giật mình kinh hãi.
Theo như bài viết chia sẻ thì một người phụ nữ thường ăn thịt lợn tái, chưa chín khiến cơ thể cô bị xâm chiếm bởi hàng trăm ký sinh trùng. Trước đó, người phụ nữ cảm thấy cơ thể đột nhiên mệt mỏi bất thường và khó thở nên đã tới bệnh viện khám.
Sau khi chụp X-quang, thấy khắp cơ thể đặc biệt đầy những đốm trắng lạ kỳ. Bác sĩ khi nhìn vào cũng vô cùng kinh ngạc và cho biết đây là những ký sinh trùng đang nằm trên khắp cơ thể nữ bệnh nhân, đặc biệt là phần chân.
Bác sĩ cũng cảnh báo nếu toàn bộ ký sinh trùng này không được loại bỏ thì chỉ một thời gian ngắn nữa, nó có thể gây suy hô hấp hoặc thậm chí tử vong.
Loại ký sinh trùng này được xác định là ấu trùng của sán dải heo hay sán dải lợn. Những nang ấu trùng nhiễm vào não, cơ hoặc các mô khác có thể gây ra các cơn động kinh khởi phát tuổi trưởng thành.
Việc ăn thức ăn hoặc uống nước bị nhiễm trứng sán dây lợn hoặc ấu trùng sẽ gây ra nhiễm sán dây. Nếu bạn ăn trứng sán dây, chúng có thể di chuyển bên ngoài ruột và hình thành các nang ấu trùng trong các mô cơ thể và các cơ quan (nhiễm trùng xâm nhập). Nếu bạn ăn phải ấu trùng sán dây lợn, chúng sẽ phát triển thành sán dây trưởng thành trong ruột (nhiễm trùng đường ruột).
Có nhiều yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh ấu trùng sán lợn, chẳng hạn như:
- Vệ sinh kém. Không tắm rửa thường xuyên sẽ làm tăng nguy cơ lây nhiễm vô tình các chất bị ô nhiễm vào miệng;
- Tiếp xúc với vật nuôi. Vấn đề này đặc biệt nghiêm trọng ở những nơi có phân người và động vật không được xử lý đúng cách;
- Đi du lịch đến các nước đang phát triển. Nhiễm trùng xảy ra thường xuyên hơn ở những vùng người dân có thói quen vệ sinh kém;
- Ăn thịt sống hoặc nấu chưa chín. Trứng sán dây và ấu trùng có trong thịt lợn hoặc thịt bò bị ô nhiễm;
- Sống trong vùng có bệnh lưu hành. Ở một số nơi trên thế giới, bạn sẽ có nhiều khả năng tiếp xúc với trứng sán dây.
Có thể phòng ngừa bệnh sán lợn, ấu trùng sán lợn bằng cách vệ sinh môi trường, quản lý phân thật tốt (ở nông thôn, miền núi cần có hố xí hợp vệ sinh), cần có nước sạch để dùng trong sinh hoạt hàng ngày, nhất là ở các vùng nông thôn, miền núi.
Vệ sinh an toàn thực phẩm là một yếu tố hết sức quan trọng trong phòng bệnh sán lợn. Cần ăn chín uống sôi. Tuyệt đối không ăn thịt lợn, các sản phẩm từ thịt lợn chưa nấu chín (tiết canh, nem chua, nem chạo…), đặc biệt tránh xa thịt lợn gạo và không ăn rau sống.
Thường xuyên ăn lẩu với các loại rau thủy sinh nhúng tái hoặc ăn rau sống sẽ có nguy cơ bị sán lá gan xâm nhập vào cơ thể.
Theo Hoàng Thùy (Dịch từ QQ) (Khám phá)
Đăng nhận xét