Vào ngày 10 tháng 5, một sao chổi khổng lồ đang đi ngang qua Mặt trời và nó bị hút vào. Vệ tinh của Đài quan sát Mặt trời và Khí quyển (SOHO) của NASA đã phát hiện ra hiện tượng này. Một đoạn video từ SOHO cho thấy một vật thể sáng đang lao vào Mặt trời và sau đó nó biến mất vĩnh viễn.
Sao chổi được đề cập đến được gọi là sao chổi Kreutz sungrazer. Ngôi sao chổi này là một phần của một thiên thể lớn đã vỡ ra cách đây ít nhất 1.000 năm và như tên gọi, nó bay lơ lửng gần bề mặt Mặt trời. Hàng nghìn sao chổi tương tự đã được phát hiện, nhưng hầu hết đều bị Mặt trời nuốt chửng.
Space Weather cho biết: "Hôm qua, 10/5, Mặt trời đã nuốt chửng một sao chổi. Các máy đo quang hành của SOHO phát hiện quả cầu tuyết băng giá đang lao thẳng vào ngôi sao của chúng ta. Cho tới hiện nay, nhiều ngôi sao chổi đã đi vào và không có ngôi sao chổi nào đi ra."
Những ngôi sao chổi này được lấy tên từ nhà thiên văn học người Đức ở thế kỷ 19 Heinrich Kreutz, người đã dành cả đời mình để nghiên cứu chúng. Mỗi ngày, một số mảnh vỡ của Kreutz đi ngang qua Mặt trời và biến mất. Hầu hết, chúng có chiều ngang dưới vài mét, đều quá nhỏ để có thể nhìn thấy, nhưng đôi khi một mảnh vỡ lớn hơn như mảnh này (rộng ~ 10 đến 30 mét) thu hút sự chú ý của các máy quan sát. Phần còn lại đầy bụi của sao chổi này hầu hết đã tan rã thành các nguyên tử riêng lẻ, và hiện đang bị gió Mặt trời thổi trở lại vào Hệ Mặt trời.
Nhà thiên văn học Karl Battams đã dành thời gian phân tích vụ biến mất của sao chổi gần đây nhất. Ông cho biết sao chổi có đường kính hàng chục mét. Tiến sĩ Battams chia sẻ trên Twitter: "Thực sự hiếm khi chúng tôi thấy độ bão hòa tăng đột biến lớn như thế này trên các thiết bị bổ sung mới. Đây có lẽ là một sao chổi khá lớn theo tiêu chuẩn SOHO. Tuy nhiên, độ lớn của nó vẫn chưa đủ để thay đổi kết quả, chỉ bốn giờ sau đó nó chẳng còn gì ngoài một đống gạch vụn đầy bụi bặm. Những bụi còn sót lại này sẽ nhanh chóng bị tách ra thành các nguyên tử cấu thành riêng lẻ và hầu hết bị thổi bay trong gió Mặt Trời."
Đăng nhận xét