Gần đây, bác sĩ Chung Trính thuộc Khoa mắt của Bệnh viện Bệnh viện Tân Doanh (TQ) chia sẻ về trường hợp của một y tá tên Tiểu Liên cùng khoa, do ăn uống sai cách dẫn đến mắc bệnh trĩ nghiêm trọng.
Bác sĩ Chung Trinh cho biết: Mỗi khi phòng khám đến giờ nghỉ trưa. Mọi người đi ăn đều chọn các món ăn đa dạng và trong đó có nhiều rau xanh, riêng cô y tá Tiểu Liên chỉ gọi một miếng gà rán to và bên cạnh là cốc trà sữa.
Một ngày khi đang ở trong phòng khám, nhìn thấy Tiểu Liên thường xuyên đứng lên, ngồi xuống, sắc mặt có vẻ rất đau đớn. Khi được hỏi thì Tiểu Liên nói, cô bị trướng bụng, vì công việc bận nên không tiện đi vào nhà vệ sinh.
Gà rán và trà sữa à 2 món ăn yêu thích của Tiểu Liên
Một hôm bác sĩ Chung Trinh nhìn thấy Tiểu Liên đau bụng không thể chịu đựng được nên đã vội vã chạy vào nhà vệ sinh. Tuy nhiên, đi vệ sinh nửa tiếng vẫn chưa thấy Tiểu Liên quay lại, bác sĩ Chung Trinh đã yêu cầu đồng nghiệp hỏi thăm tình hình của Tiểu Liên. Ở trong nhà vệ sinh Tiểu Liên khóc rất to, khiến mọi người không hiểu chuyện gì đang xảy ra. Sau một hồi thì mọi người mới biết tình huống dở khóc dở cười mà Tiểu Liên đang gặp phải.
Bác sĩ Chung Trinh giải thích, y tá Tiểu Liên bình thường ngồi nhiều hay bị táo bón, khi đi đại tiện thường dùng lực rặn dẫn đến bị sa búi trĩ. Tình trạng bệnh trĩ của Tiểu Liên rất nghiêm trọng cần phải phẫu thuật. Một phần lớn nguyên nhân dẫn đến Tiểu Liên bị bệnh trĩ đó chính là thói quen ăn uống không tốt, ăn quá nhiều chất béo và đường, cộng thêm ít vận động.
Trong trường hợp nào dễ bị bệnh trĩ?
Bác sĩ Lâm Quân Hàn thuộc Khoa ngoại của Bệnh viện Tân Doanh nói: Bệnh trĩ do giãn quá mức các đám rối tĩnh mạch trĩ (hay sự phình tĩnh mạch) ở mô xung quanh hậu môn, gây viêm sưng hoặc xuất huyết. Bệnh trĩ thường gặp ở những người thời gian dài bị táo bón, thường ngồi nhiều đứng nhiều, thời gian dài nằm trên giường bệnh, phụ nữ sau khi sinh và những người béo phì.
Bệnh trĩ chia làm 3 loại: trĩ nội, trĩ ngoại và trĩ hỗn hợp. Những biểu hiện rõ rệt ở trĩ là chảy máu và sa búi trĩ. Chảy máu là triệu chứng có sớm và thường gặp nhất. Người bệnh sẽ phát hiện khi nhìn thấy máu ở giấy chùi vệ sinh hoặc thấy vài tia máu nhỏ dính vào thỏi phân rắn.
Về sau mỗi khi táo bón, máu chảy thành giọt hoặc tia. Có khi máu chảy rất nhiều mỗi lần đi lại hay ngồi xổm. Sa búi trĩ thường xảy ra trễ hơn sau một thời gian đi cầu có chảy máu.
Nếu không muốn mắc bệnh trĩ thì phụ nữ cần phải có thói quen sống tốt,, ăn uống lành mạnh và thường xuyên vận động
Lúc đầu, sau mỗi lần đại tiện thấy có khối nhỏ lồi ra ở lỗ hậu môn, sau đó khối đó tự tụt vào được. Về sau, khối lồi ra to lên dần và không tự tụt vào mỗi khi đi cầu nữa, mà phải dùng tay nhét vào. Cuối cùng khối sa đó thường xuyên nằm ngoài hậu môn. Ngoài 2 triệu chứng chính trên, bệnh nhân có thể có kèm theo các triệu chứng khác: đau khi đi cầu, ngứa quanh lỗ hậu môn. Triệu chứng đau, rát xảy ra khi tình trạng bệnh nặng lên.
Ngoài ra, bác sĩ Lâm còn khuyên: Người bị bệnh trĩ nên rửa hậu môn sau khi đi vệ sinh. Thông thường, việc rửa sẽ làm hậu môn sạch hơn lau bằng giấy. Khi bạn bị trĩ, việc lau chùi bằng giấy thường gây đau đớn. Ngoài ra, người bệnh nên ngâm nước muối ấm (15 phút mỗi ngày) để xoa dịu cơn đau của trĩ và làm trĩ bớt sưng lên.
Mọi người nếu muốn phòng tránh bệnh trĩ thì cần phải uống nhiều nước, ăn rau củ quả, thực phẩm nhiều chất xơ, tránh ăn thực phẩm cay, tránh tư thế ngồi lâu, đứng lâu, cần vận động thường xuyên, kiểm soát cân nặng hợp lý. Đặc biệt tạo thói quen đi vệ sinh vào khung giờ cố định để ngăn ngừa bệnh táo bón, bệnh trĩ.
Ngồi lì xem tivi hàng giờ đồng hồ là một trong những nguyên nhân khiến trẻ dễ bị trĩ.
Theo Hà Vũ (dịch theo ettoday) (Khám phá)
Đăng nhận xét