PGS.TS. Nguyễn Tiến Dũng: "Trẻ sơ sinh bị đi ngoài, đừng hại con vì thiếu hiểu biết"

PGS.TS. Nguyễn Tiến Dũng – Nguyên trưởng khoa Nhi, BV Bạch Mai cho biết, "đi ngoài" là danh từ dân gian, chỉ trường hợp trẻ sơ sinh đi ngoài một cách bất thường, nhiều lần… mà y học gọi là bị tiêu chảy.

pgs.ts. nguyen tien dung: "tre so sinh bi di ngoai, dung hai con vi thieu hieu biet" - 1

PGS.TS. Nguyễn Tiến Dũng – Nguyên trưởng khoa Nhi, BV Bạch Mai

Theo bác sĩ, trường hợp này là vô cùng hiếm ở trẻ sơ sinh vì hiện nay các chuyên gia khuyến cáo nên cho trẻ bú sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu và không cho ăn gì thêm ngoài. Do đó, tỷ lệ tiêu chảy ở trẻ sơ sinh bú mẹ gần như hoàn toàn là không có.

Nó chỉ có thể xảy ra ở những trẻ ăn ngoài sữa mẹ, hoặc mẹ và trẻ mắc một số bệnh lý nguy hiểm khác có thể ảnh hưởng tới hệ tiêu hóa, miễn dịch như HIV, đẻ non… tuy nhiên trường hợp trên vẫn rất hiếm.

Làm thế nào để xác định được trẻ sơ sinh bị đi ngoài?

Để xác định tiêu chảy ở trẻ sơ sinh không phải dễ bởi vì nếu định nghĩa tiêu chảy ở trẻ lớn, và người lớn là phải đi ngoài từ 3 lần trở lên/1 ngày, phân lỏng hoặc tóe nước nhiều hơn bình thường thì định nghĩa đó không đúng với trẻ sơ sinh.

Trẻ sơ sinh có thể đi ngoài 5-6 lần, thậm chí 10 lần 1 ngày do vận động ở đường tiêu hóa chưa được như trẻ lớn, người lớn. Vì thế, nếu trẻ sơ sinh đi ngoài 10 lần 1 ngày, nhưng vẫn ăn uống bình thường thì không gọi là tiêu chảy. Bác sĩ Dũng nhấn mạnh, các cha mẹ cần hiểu rõ điều này để đừng “chữa oan” cho con.

“Gần đây tôi gặp rất nhiều trường hợp cha mẹ mang trẻ tới khám và nói trẻ đi ngoài 6-7 lần 1 ngày, nhưng khi khám xong thì trẻ hoàn toàn bình thường. Như vậy mà vẫn mang con đi chữa tiêu chảy, chữa từ viện này sang viện khác như vậy rất nguy hiểm cho các cháu.”, Phó giáo sư kể lại.

pgs.ts. nguyen tien dung: "tre so sinh bi di ngoai, dung hai con vi thieu hieu biet" - 2

Rất khó để có thể xác định trẻ sơ sinh bị tiêu chảy. (Ảnh minh họa)

Tiêu chảy ở trẻ sơ sinh: Hiếm có vì thế khó chữa

Cha mẹ nên hiểu rằng, trẻ con không phải là một người lớn thu nhỏ lại, đặc biệt là trẻ sơ sinh vì các cơ quan, bộ phận trong cơ thể trẻ đều nhạy cảm và chưa phát triển hết.

Cũng bởi lẽ đó, bác sĩ Dũng khuyên cha mẹ, hãy để những chẩn đoán liên quan tới trẻ sơ sinh nói chung, và tiêu chảy ở trẻ sơ sinh nói riêng cho các bác sĩ nhi. Vì nếu đã xác định được đúng tiêu chảy thì đây là những trường hợp rất hiếm, nhưng vì hiếm nên rất nặng.

Bác sĩ giải thích rõ: “Một trong những việc đầu tiên phải làm ngay khi phát hiện trẻ bị đi tiêu chảy là bù nước và điện giải. Nhưng việc bù nước và điện giải ở trẻ sơ sinh lại khác với các trẻ khác là trẻ sơ sinh không được uống oresol toàn phần mà phải uống oresol ít muối hơn vì thận của trẻ sơ sinh thải muối kém hơn của trẻ lớn.

Nếu muốn uống oresol thì phải cho trẻ uống sữa xen kẽ giữa các lần uống oresol để pha loãng oresol. Ngoài ra, không có một loại oresol nào có thể dùng riêng cho trẻ sơ sinh và các chuyên gia cũng không khuyến cáo điều đó.”

Nếu truyền dịch, trường hợp này lại càng khó vì cha mẹ phải đưa con tới các bệnh viện lớn, nơi có chuyên khoa nhi sơ sinh, tại đây, các bác sĩ mới đủ chuyên môn để có thể lấy được ven - điều không phải ở đâu cũng làm được.

Mẹ ăn linh tinh cho con bú có thể gây tiêu chảy ở trẻ sơ sinh?

Nhiều bà mẹ đang nhầm lẫn to lớn với suy nghĩ này, thực tế, trong trường hợp mẹ ăn linh tinh con cũng không thể bị tiêu chảy.

pgs.ts. nguyen tien dung: "tre so sinh bi di ngoai, dung hai con vi thieu hieu biet" - 3

Thực tế, mẹ ăn linh tinh không thể khiến con bị tiêu chảy. (ảnh minh họa)

“Ngày xưa, các cụ nói rằng mẹ ăn cái này, ăn cái kia thì con có thể bị tiêu chảy. Nhưng theo kinh nghiệm của tôi, điều đó chỉ xảy ra khi các thức ăn đó chuyển hóa vào sữa mẹ, tuy nhiên, không phải cái gì mẹ ăn cũng có thể chuyển hóa vào sữa. Vì thế chúng ta nên loại bỏ quan niệm sai lầm này”, bác sĩ nói.

Trên thực tế, có không ít trường hợp các mẹ ghi nhận rằng trong thời gian “ở cữ”, cho con bú mẹ ăn sớm các loại thức ăn như tôm, cua, ngao, cá… khiến con quấy khóc, đi ngoài. Bác sĩ Dũng giải thích, sở dĩ có hiện tượng đó không phải vì các chất có trong cá, tôm… làm con tiêu chảy, đi ngoài mà có thể do một số chất gây dị ứng có trong những thực phẩm trên, theo sữa mẹ vào cơ thể bé.

Bác sĩ nói thêm, trẻ chỉ có thể bị lây nhiễm tiêu chảy từ mẹ, khi mẹ bị tiêu chảy vệ sinh tay, chân không sạch sẽ rồi cho con bú. Như vậy, các mẹ nên nhớ, chất gây dị ứng có thể qua sữa vào cơ thể con, nhưng vi trùng, virus thì không thể di chuyển như thế.

Dùng búp ổi, nước ép cà rốt cho bé uống khi trẻ sơ sinh bị đi ngoài - cực nguy hiểm

“Ngay cả chẩn đoán các mẹ đã không chẩn đoán được thì tuyệt đối đừng chữa gì cho con. Trong ngành y của tôi có 1 câu là “trước hết không được làm hại cho bệnh nhân”.

Như vậy, chúng tôi không chẩn đoán ra bệnh, chưa biết nguyên nhân là gì và phương pháp chữa như thế nào sẽ không dám cho thuốc. Vì nếu cho thuốc sai bệnh thì có thể là làm hại bệnh nhân.

Việc chữa bệnh cho con ở nhà cũng như vậy, trong trường hợp con bị, mẹ phải mang đến nhờ bác sĩ tư vấn, chẩn đoán và chữa. Đến thầy thuốc còn khó làm sao các mẹ dám tự chuẩn đoán, tự chữa ở nhà?”

pgs.ts. nguyen tien dung: "tre so sinh bi di ngoai, dung hai con vi thieu hieu biet" - 4

Tự chữa cho con ở nhà là có thể các mẹ đang làm hại con. (ảnh minh họa)

Đặc biệt, với những trường hợp mẹ tự ý cho con uống búp ổi, nước ép cà rốt để chữa đi ngoài theo kinh nghiệm dân gian, bác sĩ cho hay đây là hành động tự “giết” con.

Vì như đã nói, trường hợp trẻ sơ sinh bị đi ngoài là vô cùng hiếm và khó chẩn đoán. Lại thêm việc mẹ không biết trong búp ổi, cà rốt có chất gì, có tác dụng hay tác hại gì với con mà vẫn cho uống là đang gián tiếp làm hại trẻ.

Vậy những trường hợp nào cha mẹ nên đưa con tới viện?

“Tôi không khuyến cáo các bà mẹ tự chữa bệnh cho con ở nhà, tôi nhấn mạnh: Tất cả các loại bệnh liên quan tới trẻ sơ sinh mẹ đều không nên tự chữa mà đặc biệt là một bệnh phức tạp như tiêu chảy.”

Theo bác sĩ, việc cố tình điều trị cho con ở nhà có thể gây ra 2 trường hợp:

- Trường hợp 1: Con không có bệnh mà mẹ lại chữa bệnh, cho con uống thuốc không rõ nguồn gốc, không có kê đơn làm ảnh hưởng tới sức khỏe của con.

- Trường hợp 2: Con có bệnh mà cha mẹ thờ ơ, coi thường…

Cả 2 trường hợp trên đều nguy hiểm, nặng có thể dẫn tới tử vong.

Cho nên, nếu mẹ nghi ngờ, cảm thấy có những dấu hiệu bất thường như: Trẻ sơ sinh bị đi ngoài quá nhiều lần, bỏ ăn, bỏ bú, quấy khóc… thì nên đưa con tới các bệnh viện có chuyên khoa nhi - trẻ sơ sinh để khám và điều trị kịp thời, tránh những trường hợp không mong muốn có thể xảy ra.

pgs.ts. nguyen tien dung: "tre so sinh bi di ngoai, dung hai con vi thieu hieu biet" - 5

Những sai lầm của cha mẹ có thể hại con khi trẻ bị tiêu chảy
PGS.TS.Nguyễn Tiến Dũng, Khoa Nhi, Bệnh viện Bạch Mai chỉ ra những sai lầm khi các bà mẹ điều trị tiêu chảy cho con hay mắc phải.
Theo Lê Lê (Khám Phá)

Let's block ads! (Why?)