Tin tức nổi bật trong tuần: Khaisilk đập nát niềm tin vào thương hiệu Việt

Khaisilk gây chấn động khi thừa nhận bán khăn Trung Quốc

Ngày 21/10, anh Đặng Như Quỳnh, chủ doanh nghiệp tố cho biết, ngày 17/10 anh đã đặt mua 60 chiếc khăn lụa với giá 644.000 đồng/chiếc tại cửa hàng Khaisilk 113 Hàng Gai (Hà Nội) với tổng giá trị đơn hàng là 38.640.000 đồng. Tuy nhiên, sau khi nhận hàng, công ty phát hiện trong lô hàng có một chiếc khăn vừa có mác “KHAISILK - Made in Việt Nam”, vừa có mác “Made in China”.

 tin tuc noi bat trong tuan: khaisilk dạp nát nièm tin vào thuong hieu viet - 1

Chiếc khăn có 2 mác

 tin tuc noi bat trong tuan: khaisilk dạp nát nièm tin vào thuong hieu viet - 2

Ông chủ của thương hiệu Khaisilk Hoàng Khải.

Ngay sau đó, ông chủ của thương hiệu Khaisilk là Hoàng Khải đã thừa nhận vụ khăn lụa xuất xứ Trung Quốc và gửi lời xin lỗi. Dù vậy, giám đốc doanh nghiệp này cho biết: “Hậu quả của sự việc này không thể đo đếm bằng tiền, vì uy tín và danh dự của bản thân tôi khi tôi đem sản phẩm đó đi tặng khách hàng đã không còn lấy lại được nữa”. Đồng thời anh muốn cơ quan chức năng, báo chí vào cuộc, tìm ra những sản phẩm kém chất lượng của đơn vị này để không ai phải rơi vào tình cảnh dở khóc dở cười như mình.

Scandal "treo đầu dê bán thịt chó" của Khaisilk đã tạo nên một cú sốc lớn đối với những người tiêu dùng ngây thơ và thiện tâm hàng ngày làm giàu cho gian thương mà vẫn nghĩ đang ủng hộ hàng Việt.

Sinh viên nghèo trả lại khách 320 triệu đồng

Nam thanh niên đáng quý này là Vũ Huy Cảng, SN 1995, quê Nam Định, đang là sinh viên năm cuối trường đại học Điện lực, Hà Nội.

Ngày 20/10, Cảng chạy thêm xe ôm và chở một vị khách từ cầu Vĩnh Tuy về đường Trần Duy Hưng - Cầu Giấy (Hà Nội). Trong quá trình di chuyển, vị khách này có đứng lại rút tiền và để nhờ vào cốp xe của Cảng cho an toàn.

 tin tuc noi bat trong tuan: khaisilk dạp nát nièm tin vào thuong hieu viet - 3

“Khi tới địa chỉ trên, vị khách cũng trả tiền xe đàng hoàng cho em. Tuy nhiên, cả hai đều vô tình quên đi cái túi đựng tiền để trong cốp xe máy”, Cảng nói.

Sau đó, Cảng về nhà, đến chiều cùng ngày khi chuẩn bị đi làm, Cảng mở cốp xe thì phát hiện số tiền trên ở trong một chiếc túi vải.

“Em lập tức phóng xe tới địa chỉ 180 Trần Duy Hưng để tìm lại vị khách này nhưng không thấy. Sợ số tiền lớn sẽ có người đến nhận khống nên em quyết định đến cơ quan công an phường Quang Trung để trình báo và nhờ trả lại giúp”, Cảng chia sẻ.

Cô gái bị trao nhầm ở nhà hộ sinh Hà Nội 30 năm trước mong ngày gặp ba mẹ ruột

Câu chuyện buồn của chị Lê Thanh Hiền (30 tuổi, Triều Khúc, Hà Nội) đáng lẽ đã được xếp lại sau nhiều năm tìm kiếm trong bế tắc. Thế nhưng khi đọc thông tin về trường hợp trao nhầm con 43 năm trước ở nhà hộ sinh Đống Đa (phố Khâm Thiên, Hà Nội), chị Hiền lại có thêm tia hi vọng nhỏ nhoi. Chị mong sẽ tìm được bố mẹ đẻ của mình cũng như tìm lại máu mủ thực sự cho bố, mẹ nuôi - những người đã yêu thương, chăm sóc chị suốt 30 năm qua.

Sau khi chào đời vào lúc 4h20 ngày 12/12/1987, tại nhà hộ sinh Đống Đa, Hà Nội, chị Hiền đã được bế đi cách ly với mẹ tại một phòng riêng trong khoảng 8 tiếng. Đây là lúc xảy ra tình trạng trao nhầm 2 đứa trẻ của 2 gia đình.

 tin tuc noi bat trong tuan: khaisilk dạp nát nièm tin vào thuong hieu viet - 4

Suốt 4 năm qua tìm kiếm, chị Hiền và gia đình đã đi đến rất nhiều địa chỉ, lục tìm tất cả các thông tin liên quan… nhưng đến nay vẫn chưa tìm được. Dẫu vậy, chị Hiền vẫn hy vọng sự may mắn sẽ mỉm cười để chị có thể biết được cha mẹ mình là ai.

Chị Hiền bày tỏ: “Tôi cũng sợ bố mẹ, những người nuôi dưỡng và giáo dục mình suốt 30 năm qua phải buồn lòng. Thế nhưng sự khát khao biết được gia đình mình là ai, bố mẹ trông như thế nào đã ám ảnh tôi kể cả trong những giấc ngủ. Vì vậy, cứ ở đâu có thông tin tôi lại âm thầm xác minh, tôi vẫn luôn hy vọng duyên sẽ đến sớm, để một ngày không xa gặp được bố mẹ đẻ”.

Thầy hiệu trưởng đón, chào học sinh ở cổng trường tại cổng trường mỗi ngày

Đó là hình ảnh thầy Nguyễn Quốc Bình - Hiệu trưởng trường THPT Việt Đức (Hoàn Kiếm – Hà Nội), người có thói quen đứng đón học sinh vào mỗi buổi sáng khi các em đến trường và chiều đến thầy lại ra cổng trường chào tạm biệt các em học sinh.

Phụ huynh của các em học sinh đang học tại trường THPT Việt Đức cho biết, thầy Bình đã thực hiện việc làm này từ lâu. “Tôi có 2 con theo học ở trường này, dường như ngày nào cũng gặp thầy Bình ra đứng đón và chào các em học sinh”, chị Huyền kể lại.

 tin tuc noi bat trong tuan: khaisilk dạp nát nièm tin vào thuong hieu viet - 5

Thầy Minh (giám thị trường THPT Việt Đức) chia sẻ, đây là hoạt động thường xuyên của thầy hiệu trưởng, nhiều hôm trời mưa thầy cũng ra đứng đón học sinh khi đến trường.

“Có hôm trời lạnh, học sinh không mặc áo ấm thầy cũng đến nhắc các em không được ăn mặc phong phanh như vậy, sẽ dễ bị ốm ảnh hưởng đến việc học tập”, thầy Minh nói.

Trao đổi với chúng tôi, thầy Nguyễn Quốc Bình (Hiệu trưởng trường THPT Việt Đức) xác nhận đó là hình ảnh của mình và cho biết đây chỉ là hành động nhỏ nhằm tạo không khí thân thiện giữa thầy và trò, chứ không có gì to tát.

Theo Tào Nga (tổng hợp) (Khám phá)

Let's block ads! (Why?)