Nữ điều dưỡng bị bắt làm con tin kể lại giây phút bị dí súng và dao vào cổ

Sau khi được lực lượng công an giải cứu, chiều ngày 29/10, điều dưỡng Lê Thị Hà (Viện giám định pháp y tâm thần Trung ương I) đã về tới cơ quan. Tại đây, kể lại sự việc đã xảy ra, chị Hà vẫn chưa hết bàng hoàng.

“Lúc đó, bị khống chế tôi khá bất ngờ và sợ hãi vì mình là phụ nữ, lại bị một thanh niên xăm trổ đầy người dùng súng và dao dí vào cổ ai mà chẳng sợ. Nhưng tôi cố giữ bình tĩnh vì nếu không chính mình sẽ gặp nguy hiểm”, chị Hà kể lại.

 nu dieu duong bi bat lam con tin ke lai giay phut bi di sung va dao vao co - 1

Chị Hà kể lại sự việc mình bị bắt làm con tin.

Theo chị Hà, sáng ngày 29/10 khi chị đang đi tới phòng hành chính của Viện Pháp y tâm thần Trung ương 1 để làm việc thì bất ngờ bị một thanh niên dùng súng và dao dí vào cổ khống chế.

Cố giữ bình tĩnh, chị Hà nói với nam thanh niên này mình chỉ là người nhà đến thăm bệnh nhân. Tuy nhiên, thanh niên này vẫn không nghe bắt chị ngoài rồi lên taxi.

Chị Hà cho biết, trong suốt thời gian ngồi trên taxi, đối tượng vẫn tỏ ra bình tĩnh, khi đến cửa hàng hoa ở thị trấn Thường Tín, đối tượng đã đưa chị Hà xuống xe và yêu cầu công an đưa xe xuống để trốn thoát.

“Thậm chí khi lực lượng công an bao vây, đối tượng vẫn tỏ ra bình thường, vẫn khống chế tôi và không hề hoảng sợ. Tôi cũng nhận thấy, mục đích của đối tượng chỉ là lấy được xe để bỏ trốn chứ không có ý hại mình”, chị Hà nói.

 nu dieu duong bi bat lam con tin ke lai giay phut bi di sung va dao vao co - 2

 nu dieu duong bi bat lam con tin ke lai giay phut bi di sung va dao vao co - 3

Đối tượng và hung khí tại cơ quan công an.

Liên quan đến sự việc này, LS Nguyễn Anh Thơm (Đoàn luật sư Thành phố Hà Nội) cho biết, xét hành vi của đối tượng đã có dấu hiệu phạm Tội bắt, giữ người trái pháp luật.

Về khẩu súng đối tượng sử dụng khi thực hiện hành vi phạm tội, Cơ quan chức năng cần xác định đó là khẩu súng thật hay giả. Trường hợp nếu là súng thật thì cần thiết phải trưng cầu Cơ quan chuyên môn xác định là loại vũ khí quân dụng hay tương tự vũ khí quân dụng.

Nếu là vũ khí quân dụng, đối tượng sẽ bị truy cứu TNHS về Tội tàng trữ, sử dụng vũ khí quân dụng theo Điều 230 BLHS 1999 và Điều 307 BLHS 2015. Nếu khẩu súng đó là tương tự vũ khí quân dụng thì sẽ bị xử phạt hành chính theo Nghị định 167/2013.

Trước đó, sáng 29/10 khi đến Viện Pháp y Tâm thần Trung ương I để thăm người thân, do không được vào nên đối tượng Trần Đức Anh đã dùng súng và dao uy hiếp và bắt chị Lê Thị Hà làm con tin, đưa ra khỏi viện.

Sau khi đi taxi, đối tượng đã xuống xe và vào một cửa hàng hoa cố thủ. Đồng thời yêu cầu cơ quan công an phải điều động xe cho mình tẩu thoát. Sau đó, đối tượng tiếp tục khống chế con tin đi về hướng nội thành và bị lực lượng công an khống chế.

Điều 123. Tội bắt, giữ hoặc giam người trái pháp luật 
1. Người nào bắt, giữ hoặc giam người trái pháp luật, thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến hai năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến hai năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ một năm đến năm năm:
a) Có tổ chức;
b) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;
c) Đối với người thi hành công vụ;
d) Phạm tội nhiều lần;
đ) Đối với nhiều người.
3. Phạm tội gây hậu quả nghiêm trọng thì bị phạt tù từ ba năm đến mười năm.
4. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ nhất định từ một năm đến năm năm.

>>Xem thêm: Hà Nội: Cảnh sát vây bắt đối tượng dùng súng khống chế nữ y tá làm con tin

Theo Lê Phương (Khám phá)

Let's block ads! (Why?)