Bực mình, chị và chồng cãi nhau vì chuyện không đâu ra đâu. Bà bảo, Tết nhất thì ở nhà cho vui vẻ còn đi chơi làm gì. Thật ra, bà chỉ muốn giữ cháu ở nhà lấy tiền mừng tuổi, không cho cháu đi đâu cả…
Chỉ vì một lần bà lỡ miệng nói ra mà chị hiểu: “Tết không ở nhà, người ta tới chơi còn có tiền mừng tuổi cho cháu. Mày cứ cho cháu đi thế thì làm sao thu lại được tiền đi lì xì nhà người ta. Tội gì mà không ở nhà, bố mày bao nhiêu bạn, toàn bạn giàu”.
Nghe bà nói vậy, chị thấy ái ngại thay. Bà chỉ tính toán chuyện đó thôi sao? Bây giờ, còn ai quan trọng mấy đồng tiền mừng tuổi. Mình có cho cháu đi chơi thì người ta tới cũng vẫn gửi tiền lì xì. Mà không gửi thì cũng thôi. Bà chỉ lo thiệt thân…
Mẹ chồng chị nhìn cũng không đến nỗi nào, thế mà chị không thể ngờ bà lại tính toán chi li đến thế. Chị giận bà lắm, vì bà nhất định không cho chị mang con đi dù chị có nói thế nào cũng không được. Gia đình lục đục đầu năm, chị đã không thích rồi nên cuối cùng, chị đành phải chịu thua.
Cháu xuống nhà khóc ầm lên, cứ đòi ngủ tiếp, ai nhìn cũng ái ngại. Tôi không còn mặt mũi nào mà nhìn người ta. Có người không hiểu lại nghĩ mình tham mấy đồng tiền lì xì. (Ảnh minh họa)
Chị ở nhà trông con, vì không thể đi chơi mà bỏ con ở nhà được. Cả ngày mùng 1, mùng 2 Tết, chị phát xấu hổ vì mẹ chồng. Vừa bế con lên, đang thiu thiu ngủ thì mẹ chồng ở dưới nhà chạy lên ‘con ơi, dậy đi, nhanh lên, có khách…’. Tưởng có khách thì phải dậy chuẩn bị cơm nước, ai ngờ mẹ chồng vào bế thốc cháu dậy. Hỏi bà làm sao thì bà cằn nhằn ‘mày dại lắm con ạ, có khách thì phải cháu xuống cho người ta lì xì, chứ mày cứ để nó trên này, ai biết nhà có trẻ con. Nhìn con đang say giấc mà bà bế thốc dậy, thật thấy thương con’.
Cháu xuống nhà khóc ầm lên, cứ đòi ngủ tiếp, ai nhìn cũng ái ngại. Tôi không còn mặt mũi nào mà nhìn người ta. Có người không hiểu lại nghĩ mình tham mấy đồng tiền lì xì.
Hôm đó, tôi đang bận trong nhà, con thì chơi ở nhà hàng xóm. Thế mà, khi nhà có khách, bà vào hô hoán lên ‘con ơi, nhanh lên, sang nhà hàng xóm bế cháu về không người ta về hết bây giờ’. Vị khách của bố vừa vào nhà vệ sinh, nghe thấy vậy, nhìn tôi, cười tủm. Không hiểu đó là kiểu cười gì nữa, tôi cảm thấy xấu hổ, mất mặt vì mẹ chồng…
Những ngày có khách, mẹ không bao giờ cho cháu ngủ. Bà giữ cháu từ sáng tới tối chỉ để canh khách tới nhà lấy tiền lì xì. Trẻ con đôi khi trở thành công cụ kiếm tiền mừng tuổi của người lón. Con của tôi là một nạn nhân của bà nội.
Nhìn mẹ chồng đếm từng đồng tiền lẻ bỏ vào ví, rồi lại đếm từng đồng trong phong bao lì xì mà tôi cảm thấy ái ngại trong lòng. (Ảnh minh họa)
Nói rồi nhưng bà nào có hiểu cho, rồi lại sinh mâu thuẫn không đáng có. Nhìn con buồn ngủ không được ngủ, thấy thật tội nghiệp thay. Tôi có nói với chồng thì anh bảo ‘thôi kệ mẹ, có mấy ngày Tết, cho cháu chơi cũng được’. Tôi không quan trọng chuyện con ngủ hay không mà quan trọng là người khác nhìn mình bằng con mắt như thế nào. Người ta chẳng nghĩ bà nội, có khi lại nghĩ tôi là đứa con dâu tham tiền cũng nên…
Mà khổ nỗi, nào có tiền. Tiền của cháu được lì xì, bà thu hết, bỏ vào túi làm quỹ riêng của mình. Sau mấy ngày Tết, bà chưa từng nhắc tới khoản tiền mừng tuổi ấy, chỉ coi đó là tiền riêng của mình, và dùng tiêu pha như thường. Bà không bảo tôi là bà mượn hay gì. Vậy hóa ra, con của tôi là công cụ kiếm tiền của bà? Ít ra, bà nội cũng phải nói với chúng tôi một câu, tiền lì xì của cháu được bao nhiêu rồi bà giữ thế nào thì giữ, đằng này… Bà mặc định đó là tiền bà kiếm được, và là bạn của ông nội nên chẳng có lý do gì chúng tôi có được khoản tiền đó,..
Nhìn mẹ chồng đếm từng đồng tiền lẻ bỏ vào ví, rồi lại đếm từng đồng trong phong bao lì xì mà tôi cảm thấy ái ngại trong lòng. Bà có thiếu thốn gì đâu chứ mà phải làm như vậy, kẻo người ta lại cười cho. Tiền lì xì của con cháu là cái may mắn chứ đâu phải là chuyện kiếm lời? Chỉ xin các bậc người lớn, đừng biến con cái, cháu chắt thành công cụ kiếm tiền mừng tuổi, để tiền mừng tuổi giữ được nét đẹp truyền thống bao đời vốn có…
Đăng nhận xét